Lịch sử Cá tháng Tư

Một chiếc vé năm 1857 với phần thưởng là "tắm cho sư tử" tại Tháp Luân Đôn. Nhưng thực tế chẳng có sự kiện nào như vậy diễn ra cả.

Phong tục dành riêng cho một ngày để bày ra những trò chơi khăm vô hại với hàng xóm được phổ biến trên khắp thế giới.[1] Tiền thân của ngày Cá tháng Tư, bao gồm lễ hội La Mã của Hilaria (Hilaria (tiếng Hy Lạp: ἱλάρια; Latin: hilaris, "vui nhộn") là lễ hội tôn giáo thời La Mã cổ đại tổ chức vào ngày xuân phân để vinh danh nữ thần Cybele) được tổ chức ngày 25 tháng 3,[2] và lễ của kẻ đùa thời Trung Cổ (lễ hội dân gian, thường xuyên được tổ chức bởi các giáo sĩ và giáo dân từ thế kỷ thứ 5 cho đến thế kỷ thứ 16 ở một số quốc gia châu Âu, chủ yếu là Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan, Anh và Scotland) được tổ chức ngày 28 Tháng 12, vẫn còn là một ngày mà trò đùa được bày ra ở các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha.[3] Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng. Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.[4]

Bertha R. McDonald, trong Harper's Weekly đã giải thích nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư, nói rằng "một số nhà cầm quyền đã nghiêm túc trở lại với thời kì Nô-êcon tàu của ông. Trên tờ Public Advertiser ở Luân Đôn đăng ngày 13 tháng 3 năm 1769 đã in một đoạn trích liên quan đến thuyết này: "Sai lầm của Nô-ê khi đưa chim bồ câu ra khỏi tàu trước khi mực nước giảm, vào ngày đầu tiên của tháng tư, và để ghi nhớ ký ức về sự giải thoát này, mọi người đã quên mất một tình huống đáng chú ý này..."[5]

Trong Canterbury Tales của Chaucer (1392), Các nữ tu Priest Tale được đặt tên là Syn March bigan thritty dayes and two.[6] Các nhà học giả hiện đại tin rằng có một lỗi sao chép trong bản thảo vẫn còn tồn tại, và Chaucer thực sự viết Syn March was gon.[7] Do đó đoạn văn ban đầu nghĩa là 32 ngày sau tháng ba - 2 tháng 5, lễ kỉ niệm đính ước của Vua Richard II với Anne xứ Bohemia diễn ra vào năm 1381.[8] Những người đọc hiểu lầm dòng này nghĩa là 32 tháng 3, tức ngày 1 tháng 4.[9]

Năm 1508, nhà thơ người Pháp Eloy d'Amerval đã nhắc đến Poisson d'avril ("Cá tháng Tư"), có thể là ý nói đến ngày này.[10] Nhà thơ flemish Eduard de Dene đã viết về một nhà quý tộc sai những người đầy tớ của mình làm những chuyện vặt ngu ngốc vào ngày 1 tháng 4.[8] Năm 1686, John Aubrey đã đề cập ngày lễ là "một ngày lễ thánh của kẻ ngốc" (Fooles holy day).[8] Ngày 1 tháng 4 năm 1698, hàng ngàn người bị lừa đến tháp Luân Đôn để xem sư tử tắm.[8]

Trong thời Trung cổ, cho đến cuối thế kỷ 16, ngày đầu năm mới đã được tổ chức vào ngày 25 tháng 3 (Lễ Truyền Tin) trong hầu hết các thị trấn châu Âu.[11] Trong một số khu vực của nước Pháp, năm mới là một kỳ nghỉ kéo dài một tuần kết thúc vào ngày 1 tháng 4.[2][3] Năm 1564, vua Pháp là Charles IX, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm, thống nhất trong toàn quốc. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch, những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này. Sau này nhiều người cho rằng phong tục Cá tháng Tư bắt nguồn từ đây.[2]

Nhiều người lại tìm lý do khác để giải thích vì sao ngày đầu tháng Tư là ngày để cười đặc biệt. Nhà thần học Manfred Becker-Huberti cho là trong tín ngưỡng dân gian cổ xưa, nhiều người tin rằng đây là ngày không may mắn (tương tự như Thứ Sáu ngày 13).[12] Vì theo truyền thuyết, ngày 1 tháng 4 được cho là ngày sinh và ngày chết của Judas Iscariot, người đã phản bội Chúa Giêsu Kitô và cũng được cho là ngày quỷ Lucifer bị đày xuống địa ngục.

Tại Hà Lan, nguồn gốc của ngày tháng tư tượng trưng cho chiến thắng của người Hà Lan tại Brielle năm 1572, nơi công tước người Tây Ban Nha Álvarez de Toledo bị đánh bại. "Op 1 april verloor Alva zijn bril" là một câu tục ngữ Hà Lan, có thể dịch là "Ngày 1 tháng tư, Alva mất kính".[13] Trong trường hợp này, chiếc kính ("bril" trong tiếng Hà Lan) nhằm ẩn dụ cho Brielle. Tuy nhiên thuyết này không cung cấp lời giải thích nào về lễ kỉ niệm quốc tế của ngày Cá tháng Tư.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cá tháng Tư http://sizdahbedarpurim.blogspot.ca/2012_02_01_arc... http://AprilFoolsDayOnTheWeb.com/ http://www.britannica.com/EBchecked/topic/30821/Ap... http://www.fundootimes.com/festivals/india-april-f... http://www.goal.com/en-gb/news/4160/extra-time/201... http://www.ibtimes.com/april-fool%E2%80%99s-day-8-... http://junkee.com/nprs-brilliant-april-fools-day-p... http://www.life123.com/holidays/more-holidays/apri... http://www.museumofhoaxes.com/hoax/af_database/per... http://www.museumofhoaxes.com/hoax/aprilfool/